Bố Cục Trong Nhiếp Ảnh
Bố Cục Trong Nhiếp Ảnh
Bố cục là bố trí các yếu tố khác nhau trong một khung ảnh. Bố cục tốt giúp hút tầm nhìn vào chủ thể, làm nổi bật chủ đề, hoặc tăng chiều sâu bức ảnh,...
Bố cục của một bức ảnh cũng giống như nền móng của một căn nhà. Bất luận nhà của bạn có hình dạng ra sao thì bạn vẫn phải xây móng đầu tiên.
Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sẽ hình dung bố cục của bức ảnh thậm chí trước cả khi anh ta giơ máy lên. Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh hãy cố gắng sử dụng thuần thục các bố cục quen thuộc trước khi nghĩ tới các kiểu phá bố cục.
Bố cục một phần ba rất đơn giản. Bạn chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang như hình minh họa trên.
Trong bức ảnh Quảng trường Old Town tại Prague, đường chân trời nằm trên đường kẻ ngang một phần ba ở phần trên của khung ảnh. Hầu hết các tòa nhà nằm ở khoảng một phần ba chính giữa và quảng trường chính chiếm một phần ba phía dưới của khung. Các ngọn tháp của nhà thờ được đặt gần đường ngang bên phải của khung hình.
Quy tắc này cũng có thể áp dụng khi chụp chân dung. Trong ảnh dưới, đường sống mũi nhân vật nằm trên đường 1/3, miệng nhân vật ngay vị trí giao của 2 đường.
Theo quy tắc 1/3, chúng ta thường đặt đối tượng chính ở đường thẳng dọc 1/3 của khung ảnh. Tuy nhiên, đôi khi điều này làm cho bố cục thiếu cân bằng, “trơ trọi”. Để xử lý, bạn có thể đặt một đối tượng thứ 2 ít quan trọng hơn ở vị trí đường dọc 1/3 còn lại.
Cảnh vật có hình ảnh phản chiếu cũng là một cơ hội tuyệt vời để sử dụng tính đối xứng trong sáng tác của bạn. Bạn có thể kết hợp một số quy tắc bố cục vào cùng một bức ảnh. Bức ảnh dưới sử dụng kết hợp bố cục một phần ba và bố cục đối xứng.
Trong ảnh dưới, bức tượng rõ ràng là tiêu điểm nhưng xung quanh lại có rất nhiều không gian trống giúp thu hút ánh nhìn vào bức tượng. Quy tắc một phần ba cũng được dùng trong trường hợp này.
Trong bức ảnh dưới họa tiết hoa văn trên gạch được sử dụng làm đường dẫn để tạo chiều sâu. Bố cục đối xứng cũng được dùng trong bức ảnh.
Trong bức ảnh này, các hòn đá trên sông là nơi cung cấp tiền cảnh.
“Vị trí cạnh nhau” là một bố cục mạnh mẽ trong nhiếp ảnh. Khi đặt 2 vật thể cạnh nhau, tương quan hoặc tương phản, bạn đang mang thêm tính kể chuyện vào bức ảnh.
Trong ảnh, chiếc xe Citroen 2CV đầy vẻ hoài cổ, vô tình đậu trước quán cafe cũ mang đậm phong cách Pháp là một sự kết hợp tuyệt vời bổ sung cho nhau.
1. Bố Cục 1/3
Quy tắc này do các họa sĩ từ thời Phục hưng phát hiện ra, rằng mắt của người xem không rơi vào trung tâm của bức hình mà sẽ di chuyển ra các điểm lân cận đấy. Cho nên khi chụp hình theo quy tắc này sẽ giúp bức ảnh của bạn cuốn hút hơn.
Theo quy tắc này, chúng ta cần đặt các yếu tố quan trọng của cảnh vật dọc theo một hay nhiều đường kẻ, hay nơi các đường kẻ giao nhau. Chúng ta thường có xu hướng tự nhiên muốn đặt chủ đề chính nằm ở chính giữa, tuy nhiên, sử dụng quy tắc một phần ba qua thường xuyên sẽ giúp bức ảnh trông cuốn hút hơn.
Trong bức ảnh dưới, đường chân trời được đặt dọc theo đường kẻ một phần ba dưới cùng của khung ảnh, cây lớn gần nhất được đặt theo đường kẻ dọc bên phải. Hình ảnh sẽ không có hiệu ứng tương tự nếu những cây lớn được đặt ở trung tâm của bức hình.
Trong bức ảnh Quảng trường Old Town tại Prague, đường chân trời nằm trên đường kẻ ngang một phần ba ở phần trên của khung ảnh. Hầu hết các tòa nhà nằm ở khoảng một phần ba chính giữa và quảng trường chính chiếm một phần ba phía dưới của khung. Các ngọn tháp của nhà thờ được đặt gần đường ngang bên phải của khung hình.
Hoặc
2. Cân bằng các yếu tố trong khung hình
3. Bố cục đối xứng
Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặt chủ đề chính ở trung tâm khung hình thực sự đem lại hiệu quả cao. Bố cục trung tâm rất phù hợp cho cảnh vật đối xứng. Kiến trúc và những con đường là những đối tượng tuyệt vời cho bố cục này.Cảnh vật có hình ảnh phản chiếu cũng là một cơ hội tuyệt vời để sử dụng tính đối xứng trong sáng tác của bạn. Bạn có thể kết hợp một số quy tắc bố cục vào cùng một bức ảnh. Bức ảnh dưới sử dụng kết hợp bố cục một phần ba và bố cục đối xứng.
Bạn có thể tận dung mọi mặt phẳng phản chiếu khác như gương, cửa sổ, vũng nước,vv…
Hãy ứng dụng sáng tạo trong mọi tình huống.
4. Lấp đầy khung hình
Lấp đầy khung hình là cách để thu hút người xem tập trung vào chủ đề chính mà không gây ra bất kỳ sự phân tâm nào. Bạn có thể để lại một ít hoặc thậm chí không có không gian xung quanh. Bố cục này cũng cho phép người xem quan sát chi tiết của một đối tượng mà không thể quan sát được nếu chụp từ xa.
5. Bố cục tối giản
Bạn cũng có thể áp dụng bố cục tối giản để hướng người xem tập trung vào chủ thể chính mà không gây ra phân tâm. Bố cục này cũng tạo nên cảm giác tinh giảnTrong ảnh dưới, bức tượng rõ ràng là tiêu điểm nhưng xung quanh lại có rất nhiều không gian trống giúp thu hút ánh nhìn vào bức tượng. Quy tắc một phần ba cũng được dùng trong trường hợp này.
Tương tự cho bức ảnh cây trong hình dưới, ảnh này áp dụng đồng thời quy tắc 1/3 và quy tắc đường dẫn (sẽ đề cập sau)
6. Vị trí của khoảng trống
Đối với những vật có khả năng di chuyển nên để không gian trống phía trước thay vì phía sau, do người xem thường có xu hướng tìm điểm đến của vật thể. Nếu để khoảng trống phía sau sẽ tạo cảm giác khó chịu, làm người xem có cảm giác bị dẫn ra khỏi khung hình.
Trong bức ảnh chụp nhóm người này cũng vậy. Người nhạc sĩ đang nhìn sang phải, cây đàn cũng chỉ sang phải, từ đó dẫn ánh mắt người xem sang những hoạt động khác đang xảy ra trên cầu.
7. Quy tắc từ trái sang phải
Não chúng ta tiếp nhận thông tin từ trái sang phải nên cách tốt nhất là đặt tất cả các chi tiết quan trọng ở phía bên phải của khung ảnh.
8. Kỹ Thuật Đường Dẫn
Mắt người thường bị thu hút một cách tự nhiên vào các đường thẳng từ đó làm nổi bật chủ thể.
Ngoài ra các đường dẫn còn tạo cảm giác chiều sâu cho bức ảnh.
Bạn có thể bắt gặp các đường dẫn này khắp mọi nơi.
Đường dẫn không nhất thiết phải là đường thẳng
9. Các đường ngang trong ảnh
Các đường ngang chạy từ đầu này sang đầu kia bức ảnh sẽ tạo hiệu ứng kéo dài và khiến bức ảnh có chiều sâu. Do đó khi chụp ảnh, nếu có bầu trời hãy để đường chân trời ngang nhất có thể.9. Đường chéo cắt qua khung hình
Sử dụng đường chéo cắt ngang khung hình giúp thu hút ánh nhìn vào chủ thể trên đường chéo.
10. Các đường hội tụ
Các đường hội tụ cũng thường được sử dụng để tạo chiều sâu cho bức ảnh.
11. Bố cục tiền cảnh
Ngoài đường dẫn chúng ta còn có thể sử dụng tiền cảnh để tạo cảm giác chiều sâu. Những bức ảnh tất nhiên là 2D, nhưng cảm giác 3D sẽ tăng lên khi thêm vào các yếu tố tiền cảnh, hậu cảnh.
Cách này thì chắc nhiều người đã từng dùng rồi nè. Trong ảnh cô gái và bàn tay là tiền cảnh, tòa nhà phía sau là hậu cảnh.
Trụ dây xích trên bến tàu đóng vai trò tiền cảnh, kết hợp với các công trình kiến trúc và cây cầu ở phía xa… giúp tạo cảm giác chiều sâu cho bức ảnh.
Trong bức ảnh này, các hòn đá trên sông là nơi cung cấp tiền cảnh.
12. Khung hình bên trong khung hình
‘Khung hình bên trong khung hình’ là một cách hiệu quả để thu hút ánh nhìn về phía chủ thể.‘Khung hình’ không nhất thiết phải bao bọc toàn bộ cảnh vật, có thể sử dụng những cành cây nhô ra để tạo ra một khung hình. Trong ảnh bên dưới ngoài tạo khung hình, cành cây còn là một tiền cảnh tạo chiều sâu cho bức ảnh.
13. Sử Dụng Các Màu Tương Phản
Sử dụng các màu tương phản cũng là một cách để làm nổi bật, hút ánh nhìn về phía chủ thể. Trong đó chủ thể thường có màu sắc nổi bật còn màu nền không nhất thiết phải là màu trắng mà có thể là bất màu gì, chi tiết gì, miễn là không chứa nội dung. Khai thác các màu tương phản khiến bức ảnh trở nên ấn tượng và độc đáo hơn.
14. Hoa văn và bề mặt
Con người thường bị thu hút bởi các hoa văn. Kết hợp hoa văn vào ảnh chụp của bạn là cách tốt để tạo ra một bố cục dễ chịu. Hoa văn đôi lúc cũng là những đường dẫn.
Bức ảnh dưới làm người ta cảm nhận được bề mặt đá của công trình, kết hợp sự pha trộn giữa ánh sáng và bóng tối trên bề mặt tạo cảm giác dễ chịu. Bạn cũng có thể nhận thấy kiến trúc này tạo nên một bố cục ‘khung trong khung’ hướng ánh nhìn người đàn ông và quán cafe ở phía bên kia mái vòm.
15. Quy tắc số lẻ
Số lượng chẵn các đối tượng trong ảnh sẽ khiến người xem bị phân tâm vì không biết nên tập trung vào đâu. Số lượng lẻ được cho là tự nhiên và dễ nhìn hơn.
16. Bố cục bầu trời rộng lớn
Trong bố cục này cảnh nền chính là bầu trời rộng lớn, hoặc có phần lớn là bầu trời (chiếm tới 2/3 khung hình). Nó tạo cảm giác thoáng đãng, rộng rãi, không bị tù túng.
17. Chủ thể nhỏ bé trong phong cảnh rộng lớn
Đặt một nhân vật vào trong một khoảng không bao la sẽ giúp người xem cảm nhận sự kỳ vĩ của thiên nhiên và đạt hiệu ứng tương phản rõ rệt.
18. Các hình khối riêng biệt
Sử dụng nhiều vật thể hình khối hoàn toàn khác nhau, riêng biệt, được đặt hài hòa trong khung hình. Bố cục này thường dùng trong chụp sản phẩm.
19. Các đối tượng xếp hàng thẳng trong một bức ảnh ngang
20. Vị trí cạnh nhau
“Vị trí cạnh nhau” là một bố cục mạnh mẽ trong nhiếp ảnh. Khi đặt 2 vật thể cạnh nhau, tương quan hoặc tương phản, bạn đang mang thêm tính kể chuyện vào bức ảnh.Trong ảnh, chiếc xe Citroen 2CV đầy vẻ hoài cổ, vô tình đậu trước quán cafe cũ mang đậm phong cách Pháp là một sự kết hợp tuyệt vời bổ sung cho nhau.
21. Chụp ảnh nhóm
Khi bạn sắp xếp để chụp ảnh nhóm, điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến là chiều cao, đưa người cao hơn ra ở phía sau và những người thấp hơn ra phía trước.
22. Nếu chụp ảnh các thành viên là một gia đình, có thể dùng vị trí để thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, với trọng trọng tâm vào người đứng đầu gia đình như ông bà sau đó là sự xuất hiện các thành viên tiếp theo.
Bài 1: Chụp ảnh đẹp với smartphone http://safeairvn.blogspot.com/2020/07/meo-chup-anh-ep-hon-voi-smartphone.html
Hãy like page để được cập nhật những bài viết mới nhất https://www.facebook.com/SafeAirVN/
Comments
Post a Comment