Chụp Ảnh Đẹp Với Smartphone

Chụp Ảnh Đẹp Với Smartphone


Về cơ bản yếu tố quan trọng nhất của một bức ảnh đó là khả năng gợi cảm xúc, bắt được khoảnh khắc, thể hiện chủ đề một cách độc đáo hoặc kể một câu chuyện cụ thể. 


Tuy nhiên để bức ảnh hoàn hảo hơn chúng ta cũng nên biết sử dụng một số kỹ thuật, kết hợp với một số bố cục đơn giản. 

A. Một số lưu ý trước khi chụp

Bật khung lưới khi chụp ảnh

Hầu hết các điện thoại hiện nay đều cung cấp tính năng chia khung lưới cho màn hình chụp ảnh. Tuy nhiên theo mặc định khung này không hiển thị sẵn nên nhiều người không biết tới. Khung lưới giúp chia màn hình thành 9 phần bằng nhau với hai cặp đường thẳng ngang và dọc song song với cạnh màn hình.

Về cơ bản việc đặt các đối tượng hoặc các điểm trên vật thể vào các điểm giao trên màn hình sẽ giúp làm đối tượng/ điểm trên vật thể ấn tượng hơn, nổi bật hơn. 

Mẹo - chụp ảnh

Hãy tìm trong phần cài đặt của máy ảnh và bật tính năng khung lười trước khi chụp ảnh nhé!

Bật chế độ HDR thủ công

Mặc dù nhiều hãng smartphone luôn miệng khoe rằng họ đã tối ưu chế độ tự động cân bằng phơi sáng một cách tốt nhất. Nhưng tôi chắc bạn sẽ vẫn ngạc nhiên khi bật thủ công chế độ này.Về cơ bản, HDR giúp cân bằng phơi sáng trên toàn bộ khung hình. Điều này được thực hiện bằng cách chụp nhiều ảnh ở tốc độ màn trập khác nhau. Mỗi bức ảnh sẽ phơi sáng ở các mức độ khác nhau. Sau đó chúng sẽ được hợp nhất để tạo ra một bức ảnh duy nhất với nhiều thông tin hơn trong cả phần sáng và phần tối.

Phơi Sáng Tự động

HDR - Phơi SángThủ Công


Chụp nhiều ảnh

Trong nhiếp ảnh, chỉ cần thay đổi tầm nhìn một chút thì cũng có thể tạo ra một bức ảnh khác hoàn toàn. Đôi khi, có những bức ảnh nghệ thuật lại được chụp một cách ngẫu nhiên. Sự khác biệt giữa một nhiếp ảnh gia giỏi và không chuyên thường khác nhau về khối lượng ảnh chụp.

Vì vậy, lần sau khi bạn chụp ảnh, nhấn nút chụp thêm vài lần nữa cũng có thể là biện pháp tốt. Hơi thay đổi vị trí, tiêu điểm hoặc góc nhìn cũng sẽ mang đến cho bạn nhiều tùy chọn hơn. Việc chụp nhiều ảnh sẽ tạo điều kiện để bạn so sánh, chọn lựa được tấm hình tốt nhất trong những tấm vừa chụp. Hơn nữa, những tấm hình chụp sau luôn tốt hơn nhờ việc rút kinh nghiệm về bố cục, ánh sáng… của những lần chụp trước.

Thay đổi góc chụp

Vị trí đặt camera sẽ tác động tới hình dạng của chủ đề, khiến bức ảnh trở nên tươi mới hơn mà không nhất thiết phải thay đổi toàn bộ chi tiết trong ảnh.



Khi chụp chân dung hãy điều chỉnh cao độ máy ngang với tầm mắt nhân vật để bắt trọn vẹn cảm xúc , ánh mắt, nụ cười nhân vật.

Lấy nét trước khi chụp

Hãy từ bỏ thói quen lấy điện thoại đẹp ra là chụp ngay tức khắc. Điều đó chỉ làm cho tấm hình của bạn kém hẳn so với chất lượng thực của ống kính cảm biến, đặc biệt là trong trường hợp thiếu ánh sáng. Thay vào đó, hãy chạm vào những chủ thể bạn muốn chụp hoặc khu vực xung quanh để trình máy ảnh có thể nhận dạng và lấy nét giống như bạn muốn. Bạn sẽ tạo ra những bức ảnh sắc nét và rõ ràng hơn với chế độ này. 

Đừng bao giờ sử dụng zoom trên điện thoại

Tất cả chúng ta đều biết rằng zoom kĩ thuật số sẽ giúp tiếp cận được những thứ ở xa rõ hơn. Nhưng với điện thoại di động tốt hơn là nên lại cận cảnh thay vì sử dụng chế độ này vì độ phân giải của tấm ảnh chụp bằng điện thoại di động không cao như máy chụp hình thông thường. Đặc biệt là khi chụp hình chân dung, hãy tiến lại gần đến mức có thể để những chi tiết cá nhân độc đáo nhất được thể hiện 1 cách rõ nhất. Tuy nhiên không nên lại quá gần , bạn sẽ không lấy được hậu cảnh của đối tượng.

Giữ điện thoại thật vững

Ống kính của điện thoại chụp ảnh rất nhỏ nên rất nhạy cảm với những động tác rung tay. Khi bạn nhấn nút chụp, điện thoại sẽ bị rung chút ít khiến cho tấm hình mờ đi. Hãy cố giữ vững điện thoại càng ổn định càng tốt (bạn có thể nín thở khi chụp). Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ánh sáng yếu vì lúc này tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn (yếu tố gây ra hiện tượng nhòe ảnh). Nếu được thì hãy đặt điện thoại hoặc tì tay lên một vật cố định (như cái cây, bức tường) khi chụp ảnh.


Luôn giữ ống kính sạch sẽ 
Không có gì ngạc nhiên khi ống kính trên điện thoại di động có những dấu tay hay bụi bẩn bám vào khi bạn hay ai khác cầm và sử dụng nó. Hãy chắc rằng ống kính của bạn sẽ được lau sạch sẽ trước khi bấm máy. 



B. Chọn bố cục cho bức ảnh
 

Một bố cục tốt sẽ giúp làm nổi bật chủ thể, tăng chiều sâu bức ảnh, làm nổi bật chủ đề bức ảnh,...

Bố cục 1/3

Các họa sĩ từ thời Phục hưng phát hiện ra rằng mắt của người xem không rơi vào trung tâm của bức hình mà sẽ di chuyển ra các điểm lân cận đấy cho nên khi chụp hình theo quy tắc này sẽ giúp bức ảnh của bạn cuốn hút hơn.

Chúng ta nên đặt đối tượng cần chụp dọc theo một hay nhiều đường kẻ hay nơi các đường kẻ giao nhau.


Sử dụng đường dẫn

Các đường dẫn hướng giúp hướng ánh nhìn về phía chủ thể. Ngoài ra các đường dẫn hướng còn giúp tạo cảm giác chiều sâu cho bức ảnh.
 

Sử dụng các đường ngang

Các đường ngang chạy từ đầu này sang đầu kia bức ảnh sẽ tạo hiệu ứng kéo dài và khiến bức ảnh có chiều sâu. Do đó khi chụp ảnh, nếu có bầu trời hãy để đường chân trời ngang nhất có thể.

Tạo khung bên trong khung hình.

Tạo khung hình trong khung hình là cách đơn giản để hút ánh nhìn về phía chủ thể

Bố cục đối xứng.

Trong những bối cảnh thích hợp thì chúng ta lại nên đặt đối tượng chụp ở giữa khung hình, nó sẽ đem lại cho bạn một bức hình tuyệt đẹp như đã mong muốn. 

Bạn cũng có thể sử dụng bố cục đối xứng cho hình phản chiếu

Vị trí khoảng trống

Khoảng trống nên ở phía trước đối tượng để chừa không gian "đi vào" cho đối tượng

Tuy nhiên não người lại đọc thông tin từ trái qua phải nên đôi khi đặt đối tượng ở bên phải sẽ giúp thu hút ánh nhìn vào chủ thể 


Bài tiếp: Bố cục trong nhiếp ảnh http://safeairvn.blogspot.com/2020/07/bo-cuc-trong-nhip-anh.html

Hãy like page để được cập nhật những bài viết mới nhất https://www.facebook.com/SafeAirVN/

Comments

Popular posts from this blog

Cải Thiện Chất Lượng Ảnh - Bằng Cách Kiểm Tra Hậu Cảnh (Phông Nền)

6 Lời Khuyên Về Cách Đánh Giá Hình Ảnh (Bao Gồm Cả Hình Ảnh Của Riêng Bạn)

Bố Cục Trong Nhiếp Ảnh